Thang cường độ địa chấn Thang_địa_chấn

Sự phân loại cường độ động đất đơn giản đầu tiên được phát minh bởi Domenico trong những năm 1780.[2] Tuy nhiên, thang cường độ đầu tiên được công nhận trong thời hiện đại được phát minh bởi P. N. G. Egen năm 1828. Thang cường độ đầu tiên được sử dụng rộng rãi, thang Rossi–Forel, đã được giới thiệu ở cuối thế kỷ 19. Kể từ đó nhiều thang cường độ đã và đang được phát triển và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Quốc gia/VùngThang cường độ địa chấn sử dụng
 Trung QuốcThang Liedu (GB/T 17742-1999)
  Châu ÂuThang đai địa chấn châu Âu (EMS-98)[3]
 Hồng KôngThang đo Mercalli (MM)[4]
Ấn ĐộThang Medvedev-Sponheuer-Karnik
 IsraelThang Medvedev-Sponheuer-Karnik (MSK-64)
Nhật BảnThang Shindo
 KazakhstanThang Medvedev-Sponheuer-Karnik (MSK-64)
 PhilippinesThang cường độ động đất PHIVOLCS (PEIS)
 NgaThang Medvedev-Sponheuer-Karnik (MSK-64)
 Đài LoanThang Shindo
 Hoa KỳThang đo Mercalli (MM)[5]

Không giống như thang độ lớn, thang cường độ không có một cơ sở toán học, thay vào đó, chúng là một xếp hạng bất kỳ dựa trên tác động được quan sát. Hầu hết thang cường độ địa chấn có mười hai mức và gần bằng nhau về giá trị nhưng khác nhau ở các tính chất và công thức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thang_địa_chấn http://www.alabamaquake.com/energy.html http://www.gfz-potsdam.de/portal/gfz/Struktur/Depa... http://neic.usgs.gov/neis/seismology/people/int_ri... http://pubs.usgs.gov/gip/earthq4/severitygip.html http://www.weather.gov.hk/gts/equake/mag_and_int_e... https://books.google.com/books?id=gWHsuGTcF34C&pg=... https://web.archive.org/web/20090117024110/http://... https://web.archive.org/web/20141018095314/http://... https://books.google.co.uk/books?id=rvmDeAxEiO8C&p...